Chuyên gia Mỹ và Việt Nam trao đổi các vấn đề y tế thời đại
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.Giành vé vào tứ kết ngoạn mục, U.23 Indonesia nhận chỉ thị đặc biệt từ sếp lớn
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Mẹ Việt cùng con gái 3 tuổi rong ruổi Pakistan trong 18 ngày
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".
Những ngày qua, thông tin cầu Ba Son khoác lên mình diện mạo mới dịp năm mới 2025 với hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật hiện đại, tạo nên một điểm nhấn rực rỡ bên dòng sông Sài Gòn được nhiều người dân và du khách quan tâm.Dịp cuối năm, cầu Ba Son trở nên rực rỡ, liên tục đổi màu về đêm bên sông Sài Gòn đã trở thành điểm check-in gây sốt với nhiều người dân TP.HCM. Đặc biệt vào đêm nay 31.12, trong dòng người đông nghẹt đổ về trung tâm TP.HCM, trong đó có Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1), nhiều người đã dành thời gian ngắm diện mạo mới của cầu Ba Son cũng như chụp ảnh.Cùng 6 người bạn học chung lớp ở Trường Đại học Sài Gòn vào trung tâm TP.HCM vui chơi ngày cuối cùng của năm 2024, anh Huỳnh Công Bình (18 tuổi) cho biết vô cùng ấn tượng khi cầu Ba Son rực rỡ về đêm, liên tục chuyển màu.Không chỉ anh Bình mà những người bạn đi cùng cũng hào hứng chụp lại những khoảnh khắc đẹp cùng với chiếc cầu này. Anh Bình cho biết những ngày trước có vô tình đi qua thấy cầu đã sáng đèn, tuy nhiên không có thời gian để chụp ảnh."Hôm nay là ngày cuối năm, tụi mình ở khắp các quận TP.HCM nhưng vào trung tâm chơi. Trong lúc chờ đếm ngược thì chụp ảnh với cầu Ba Son. Mấy ngày nay cầu này cũng đang hot, là điểm chụp ảnh thú vị. Lát nữa tụi mình sẽ vào Phố đi bộ Nguyễn Huệ để hòa vào không khí countdown", anh Bình chia sẻ thêm.Trong khi đó, bà Huệ (57 tuổi) đi với chồng từ Q.Bình Thạnh vào trung tâm TP.HCM dạo mát cuối năm cũng hào hứng với sự "chuyển màu" liên tục của cầu Ba Son. Bà cho biết những ngày nay chỉ nghe nói, nhưng hôm nay mới tận mắt nhìn thấy cầu thay "áo mới"."Tôi nhờ ông xã chụp với cái cầu, canh hết màu cho đủ bộ mới chịu. Năm nay tôi không ở lại coi pháo hoa mà về sớm, khuya quá cũng không ở lại nổi. Chúc mọi người năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc", người phụ nữ chia sẻ.Theo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới 2025 do UBND TP.HCM vừa ban hành, đêm nay sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp.Cụ thể, điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật. 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (P.3, Q.11) và khu đô thị Vạn Phúc (P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.Ngoài màn bắn pháo hoa, tối nay cũng có 2 nhạc hội quy mô lớn được tổ chức cạnh sông Sài Gòn gồm sự kiện countdown (đếm ngược) trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) và công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, đoạn gần cầu Ba Son).
Ông ngoại chở cháu gái đi học rồi mất tăm, cả nhà tìm thâu đêm khắp TP.HCM
Theo khảo sát vừa được công bố bởi SellCell, mặc dù trí tuệ nhân tạo đã trở thành tâm điểm của ngành công nghệ di động trong những năm gần đây, người dùng smartphone lại không thật sự quan tâm đến các tính năng này trên thiết bị của họ. Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người dùng smartphone tại Mỹ, bao gồm khoảng 1.000 người dùng iPhone và trên 1.000 người dùng điện thoại Samsung Galaxy, cho thấy đa số không đánh giá cao giá trị của các tính năng AI do hai hãng lớn là Apple và Samsung phát triển.Cụ thể, có tới 73% người dùng iPhone và 87% người dùng điện thoại Samsung cho rằng các tính năng AI trên thiết bị của họ không mang lại nhiều giá trị trong trải nghiệm sử dụng. Chỉ khoảng 15,4% người dùng iPhone nhận xét Apple Intelligence vượt trội hơn AI của Samsung, trong khi chỉ có 7,8% người dùng Samsung Galaxy nhận xét Galaxy AI ưu việt hơn tính năng AI của Apple.Tuy nhiên, dù không thực sự hài lòng về tính năng AI hiện có, gần một nửa người dùng iPhone (47%) vẫn khẳng định AI là yếu tố quan trọng khi họ quyết định chọn mua smartphone mới. Con số này thấp hơn đáng kể với người dùng Samsung, khi chỉ 23,7% cho rằng trí tuệ nhân tạo là một yếu tố đáng cân nhắc khi chọn điện thoại.Về khả năng trả phí để sử dụng các tính năng AI nâng cao trên điện thoại, đa phần người dùng cả hai thương hiệu đều tỏ ra miễn cưỡng. Có tới 86,5% người dùng iPhone và 94,5% người dùng Samsung tuyên bố sẽ không bỏ tiền để đăng ký các dịch vụ AI bổ sung nếu được yêu cầu.Khảo sát cũng chỉ ra một số tính năng AI đang được người dùng hai thương hiệu ưa chuộng nhất. Với người dùng iPhone, tính năng được dùng nhiều nhất là các công cụ hỗ trợ viết văn bản (Writing Tools) với tỷ lệ sử dụng lên tới 72%. Các tính năng khác cũng được quan tâm gồm Photo Assist, công cụ làm sạch ảnh hoặc xóa vật thể không mong muốn, được 29,1% người dùng thử qua; Notification Smart Reply (trả lời thông minh) đạt 20,9%; Smart Reply (gợi ý phản hồi tin nhắn nhanh) đạt mức 44,5%.Trong khi đó, người dùng Samsung Galaxy chủ yếu yêu thích Circle to Search, tính năng tìm kiếm thông minh khi khoanh vùng đối tượng trong ảnh, với 82,1% từng trải nghiệm. Tiếp theo là tính năng hỗ trợ chụp ảnh (Photo Assist) với 55,5%, cùng với một số công cụ như Chat Assist (trợ lý tin nhắn thông minh, 28,8%) hay Note Assist (hỗ trợ ghi chú nhanh, 28,8%).Lý giải việc chưa mặn mà với AI, đa số người dùng iPhone (57,6%) cho biết họ chưa cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất, trong khi 36,7% nhận xét tính năng AI trên iPhone không thật sự hữu ích và 18,2% cho rằng độ chính xác chưa cao. Người dùng Samsung thì có đến 44,2% đánh giá tính năng AI không hữu ích, 35,5% nhận xét AI thiếu độ chính xác và hơn 30% người dùng còn lại có mối lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng.Khảo sát cũng cho thấy sự trung thành thương hiệu của người dùng smartphone đang giảm đi. Cụ thể, tỷ lệ trung thành với iPhone giảm từ 92% năm 2021 xuống còn 78,9% ở hiện nay. Samsung cũng gặp tình trạng tương tự khi giảm còn 67,2%, thấp hơn đáng kể so với các năm trước đây (74% vào năm 2021).Kết quả khảo sát phản ánh thực tế, mặc dù trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển smartphone, nhưng người dùng vẫn chưa cảm nhận được những lợi ích rõ ràng từ công nghệ này trên các thiết bị hiện tại. Điều này đặt ra bài toán cho các hãng lớn như Apple và Samsung trong việc làm sao để phát triển các tính năng AI thiết thực hơn, gần gũi và mang lại giá trị rõ ràng cho người dùng, thay vì chỉ chạy đua theo xu hướng công nghệ.